Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Quảng cáo
Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Top posters
duyen_minhtam (353)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
lannguyen (209)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
lyquocan (158)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
dungle.const (133)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
tandaiduong.vuong (131)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
duhoctoancau (117)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
ADLINKS (104)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
mkunews (74)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
dcgvn (73)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
meo meo (62)
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_lcapĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Voting_barĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Vote_rcap 
Thống kê

 

 ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề

Go down 
Tác giảThông điệp
mkunews
Chuyên viên quản trị
Chuyên viên quản trị
mkunews


Tổng số bài gửi : 74
Registration date : 17/08/2008

ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề   ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề EmptyThu Aug 28, 2008 10:02 am

ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Untitl10

(nguoilaodong) - Đầu tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Phát triển GD-ĐT vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội nghị đánh giá, 5 năm qua, giáo dục ở ĐBSCL có bước phát triển đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, làm thế nào để 5 năm tới hình thành và phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên đến vùng sâu, vùng xa; thành lập một số trường THCN; xây dựng Trường ĐH Cần Thơ thành trường trọng điểm để các chỉ số phát triển giáo dục ở vùng này đạt mức trung bình cả nước cần phải có sự nỗ lực rất lớn của một số bộ và lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực.

Nhiều ý kiến của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục thẳng thắn nhìn nhận: Giáo viên của chúng ta hiện nay rất thụ động, dạy theo kiểu từ chương, đọc chép nên hệ quả là trò cũng thụ động, thiếu sáng tạo trong học tập. Cứ tưởng vấn đề này chỉ có ở các trường nông thôn nhưng không ngờ tại các đô thị ở ĐBSCL cũng như vậy.

Cách đào tạo của trường sư phạm “có vấn đề”

Đầu năm học 2005-2006, khi các học sinh của một ngôi trường lớn ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang) tranh luận, bàn về một vấn đề đang học thì thầy cô ngăn cản với lý do: làm ồn trong giờ học, sai sách giáo khoa, học không đúng phương pháp... khiến các trò tiu nghỉu. Giáo sư- tiến sĩ Võ Tòng Xuân nhận định thông tin này với vẻ chua xót: “Họ không dám đón nhận cái mới mà cứ bám lấy phương pháp giảng dạy đọc-chép, nhồi nhét nên ngăn cản khi học sinh có ý kiến khác cũng đúng thôi”.

Ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, chất lượng giáo viên còn “kinh khủng” hơn. Một lần chúng tôi về một số xã ven biển của các huyện An Biên, An Minh thuộc tỉnh Kiên Giang, đã chứng kiến cảnh các thầy giáo viết sai chính tả be bét trên bảng, học sinh cắm cúi chép và đọc theo, hỏi thăm thì được các vị lãnh đạo ngành giáo dục trả lời: “Toàn là giáo viên chín cộng ba, mười cộng hai thì làm sao mà có chất lượng cao cho được?”.

Hóa ra, trước đây do vùng sâu thiếu giáo viên trầm trọng nên ngành giáo dục buộc phải áp dụng biện pháp sử dụng học sinh tốt nghiệp cấp 2 để đào tạo giáo viên tiểu học. Đến nay dù đã “bồi dưỡng nghiệp vụ” nhiều khóa nhưng lỗ hổng kiến thức không thể nào bù đắp nổi.

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT công bố, hiện nay ĐBSCL có gần 135.000 giáo viên từ cấp học nhà trẻ đến THPT nhưng chính bộ chủ quản phải thừa nhận: Yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm.

Ngay như bậc đại học, cao đẳng trong số 2.328 cán bộ giảng viên chỉ mới có 27,1% đạt trình độ sau đại học (trong đó tiến sĩ 3%, thạc sĩ 24,1%). Giáo sư Trần Phước Đường, nguyên Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, không giấu bức xúc: “Lối giáo dục từ chương, nhồi nhét cứng nhắc đã tiêu diệt tính tự chủ, độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”.

Còn giáo sư- tiến sĩ Võ Tòng Xuân thẳng thắn nhìn nhận: “Từ cách giảng dạy thụ động của các giáo viên bậc học phổ thông có thể thấy cách đào tạo giáo viên của các trường sư phạm đang có vấn đề”.

Ngồi trong lớp mà... run

Hiện nay, ĐBSCL có hơn 7.000 trường học từ cấp nhà trẻ đến THPT với hàng chục ngàn phòng học nhưng nhiều năm qua tình trạng “trường không ra trường, lớp không ra lớp” vẫn tồn tại dai dẳng.

Theo Bộ GD-ĐT, tính đến cuối năm 2004, ngành giáo dục ĐBSCL đã được đầu tư hơn 600 tỉ đồng để xây dựng hơn 6.600 phòng học mới và trong năm 2005 này vẫn tiếp tục đầu tư các nguồn vốn trung ương, địa phương để phấn đấu đến cuối năm hoàn chỉnh thêm 10.000 phòng học kiên cố.

Mặc dù bộ thừa nhận toàn vùng vẫn còn hơn 24% phòng học tiểu học tạm bợ (cấp THCS là hơn 16% và THPT là hơn 6%) không bảo đảm dạy và học nhưng trên thực tế con số này còn nhiều hơn, bởi hiện nay số phòng học cấp 4 sử dụng trên 20 năm xuống cấp, hư hỏng nặng rất nhiều.

Trong một chuyến công tác về xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vào những ngày đầu năm học mới, chúng tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh thầy và trò Trường Tiểu học Kế Thành 2 dạy và học trong cảnh cùng cực. Ngôi trường cấp 4 xây dựng từ năm 1986 bề ngoài cũ nát, bên trong các phòng học nền gạch tàu sụt bể nham nhở và hoàn toàn... không có điện.

Thầy Kiêm Tài, hiệu trưởng, cho biết: Trường có 19 lớp với hơn 500 học sinh. Nhiều năm nay hễ trời mưa là thầy lẫn trò đều phải di tản vì sợ trường sập. Không có điện, thiếu ánh sáng nên học trò đa số đều bị bệnh về mắt và đã có nhiều em bị sốt xuất huyết. Hỏi vì sao trường chỉ cách đường giao thông và dây điện trung thế chưa đầy 200 mét nhưng không hề có điện, thầy Tài lắc đầu: “Không biết nữa, trường đã đề nghị biết bao nhiêu lần nhưng không được quan tâm”.

Khi mang vấn đề này hỏi ông Phạm Quốc Ngữ, Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi “nhận” thêm một điều bất ngờ: “Xã này có đến 5 điểm trường không có điện chứ đâu riêng gì Kế Thành 2”.

Phải trị tận gốc “căn bệnh” thành tích

Cư dân các tỉnh ĐBSCL hẳn chưa ai quên được “chuyện động trời” bị báo chí phát hiện hồi cuối năm học 2004-2005: Chỉ vì bệnh thành tích mà ở 2 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục “nhắm mắt” cho học sinh ào ào lên lớp dù các em chưa đọc thông, viết thạo.

Khi dư luận lên tiếng về vấn đề này, thay vì tích cực sửa sai thì có nhiều vị giáo viên xem đó là chuyện bình thường: Đồng bằng này có cả mấy triệu học sinh mà chỉ có vài ba chục đứa không biết đọc, biết viết thì nhằm nhò gì. Nếu cuối năm, học sinh không lên lớp, giáo viên mất thi đua, mất tiền thưởng mới đáng sợ.

Do vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng, để giáo dục ĐBSCL phát triển đồng bộ, ngoài trách nhiệm của ngành, của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan thì cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và “điều trị” tận gốc căn bệnh thành tích.

Sau đây là một số ý kiến của những người tâm huyết:


Được sửa bởi mkunews ngày Thu Aug 28, 2008 10:18 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
mkunews
Chuyên viên quản trị
Chuyên viên quản trị
mkunews


Tổng số bài gửi : 74
Registration date : 17/08/2008

ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo viên không đủ chuẩn không nên đứng lớp   ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề EmptyThu Aug 28, 2008 10:12 am

Giáo sư - tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang:
Giáo viên không đủ chuẩn không nên đứng lớp

Chất lượng giảng dạy của giáo viên hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo học sinh. Muốn nâng chất đội ngũ giáo viên, cần phải nhanh chóng xem xét lại chương trình đào tạo sư phạm để có những cải tiến cần thiết vì chương trình này quá lỗi thời, gây tốn kém trong đào tạo mà không mang lại hiệu quả.

Những học phần không cần thiết cần phải bỏ ngay (ví dụ như môn tâm lý học không cần thiết phải có quá nhiều giờ, trong khi các môn kỹ năng lại không đủ thời gian). Nên chấm dứt tình trạng đưa giáo sinh sư phạm đi thực tập ở những nơi kém chất lượng mà hãy tạo điều kiện cho các giáo sinh được thực tập ngay tại chỗ.

Một vấn đề khác: Cho các giáo viên không đủ tiêu chuẩn thôi đứng lớp để các giáo sinh trẻ, được đào tạo bài bản có cơ hội phát huy tay nghề, tài năng bởi trong các yếu tố dẫn đến tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học nhiều có yếu tố phương pháp giảng dạy của giáo viên khô khan, xơ cứng nên học trò chán, không muốn học.
Về Đầu Trang Go down
mkunews
Chuyên viên quản trị
Chuyên viên quản trị
mkunews


Tổng số bài gửi : 74
Registration date : 17/08/2008

ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty
Bài gửiTiêu đề: Phải giải cho được bài toán đào tạo - việc làm   ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề EmptyThu Aug 28, 2008 10:15 am

Giáo sư Nguyễn Công Bình, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Cửu Long:
Phải giải cho được bài toán đào tạo - việc làm

Theo tôi nên phát triển hệ thống các trường dân lập và các trường cao đẳng cộng đồng để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó, cần có chiến lược đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho nông dân, nếu cần có thể áp dụng mô hình đào tạo ngắn hạn.

Tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn là phải giải quyết cho được bài toán đào tạo và việc làm, vì đổ tiền của ra ăn học thành tài nhưng không có việc làm thì cũng... lãng phí.
Về Đầu Trang Go down
mkunews
Chuyên viên quản trị
Chuyên viên quản trị
mkunews


Tổng số bài gửi : 74
Registration date : 17/08/2008

ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty
Bài gửiTiêu đề: Phát triển giáo dục phải gắn với phát triển kinh tế   ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề EmptyThu Aug 28, 2008 10:17 am

Phó giáo sư - tiến sĩ Lê Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ:
Phát triển giáo dục phải gắn với phát triển kinh tế

Trên thực tế, lực lượng giáo viên của ĐBSCL không thiếu như mọi người vẫn tưởng, nhưng thiếu nghiêm trọng giáo viên một vài bộ môn, thiếu giáo viên ở những vùng sâu vùng xa, thiếu giáo viên có trình độ cao vì lâu nay chương trình đào tạo chưa hợp lý, chính sách đãi ngộ cho vùng sâu vùng xa quá ít.

Một chương trình đào tạo hợp lý, một chế độ đãi ngộ xứng đáng hoàn toàn có thể giải quyết đựơc tình trạng thiếu giáo viên. Ở bậc đào tạo cao đẳng, đại học, phát triển giáo dục phải gắn liền với phát triển kinh tế của khu vực.

Hằng năm, chúng ta đào tạo ra rất nhiều lao động có chất xám ở nhiều ngành nghề khác nhau nhưng không có đất “dụng võ” do cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm đa số. Cần phải đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ để tận dụng chất xám, chấm dứt tình trạng thừa thầy, thiếu thợ và lãng phí kinh phí đào tạo.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề   ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề Empty

Về Đầu Trang Go down
 
ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thông báo từ Ban Quản trị website :: Giao lưu trực tuyến-
Chuyển đến